Tìm hiểu về một số loại màng thông dụng dùng trong in bao bì mà bạn nên biết

0

Màng trong in bao bì có rất nhiều loại, việc tìm hiểu kỹ về những loại màng này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc in bao bì và có được những sản phẩm đẹp. Nào hãy cùng Inanminhquan.com tìm hiểu về một số loại màng thông dụng dùng trong in bao bì mà bạn nên biết sau đây nhé!

Bao bì phải cung cấp thông tin cần thiết về nhà sản xuất, mô tả và giải thích cách dùng sản phẩm chứa đựng bên trong,hộp quà tặng.Với một hình dáng và kích cỡ đúng, bao bì chứa đựng và bảo vệ sản phẩm an toàn từ lúc vận chuyển đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng.

Định nghĩa bao bì

Đây là phần tiếp thị và có ảnh hưởng to lớn đến khía cạnh kinh tế. Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi vật liệu mới, phương pháp thiết kế gia công mới, đòi hỏi phải thay đổi bao bì,cũng như các sản phẩm in khác như in lịch tết,in catalogue, in brochue. Do vậy, quá trình biến đổi này diễn ra thường xuyên nhằm đạt được chất lượng cao nhất.

Tìm hiểu về một số loại màng thông dụng dùng trong in bao bì mà bạn nên biết phần 1

Chức năng công nghệ và tiêu dùng của bao bì

Trong quá trình sản xuất công nghiệp và phân phối lưu thông hàng hóa, bao bì có những tính năng sau:

Bảo vệ

  • Chống lại khả năng bị xuyên thủng nhằm bảo vệ sản phẩm nằm bên trong. Bảo vệ sản phẩm trong môi trường kín, sự tương hợp của bao gói và sản phẩm chứa đựng bên trong.
  • Kích thước của bao bì và sức bền chống lại lực từ phía chịu lực tác dụng.
  • Sức bền chịu đựng khi rơi, khả năng chống ma sát mài mòn.

Khuyếch trương sản phẩm:

  • Trang trí màu sắc, chất lượng in ấn.
  • Khả năng nhìn thấy sản phẩm bên trong.
  • Ấn tượng về kiểu dáng và kích cỡ.
  • Biểu hiện về chất lượng.
  • Giá trị trưng bày.
  • Cổ động, khuyếch trương nhãn hiệu.

Thông tin về sản phẩm:

  • Hiệu quả trong sử dụng.
  • Khả năng thực hiện in ấn.
  • Thông tin của nhà sản xuất.
  • Chỉ dẫn sử dụng và bảo quản.
  • Có chỉ dẫn khác cần thiết về sử dụng với qui trình đóng gói.

Một số tính năng khác

  • Bao bì cần có độ ổn định, cần có được sự chấp nhận về môi sinh, có khả năng phân hủy sau khi sử dụng. Nguyên liệu bao bì có thể tái sinh. An toàn sử dụng cho trẻ em
  • Có thể kiểm tra được khối lượng bên trong khi sử
  • dụng, dễ dàng khui mở cho người già.
  • Tiện lợi trong quá trình lưu trữ.
  • Tiện lợi trong sử dụng
  • Có khả năng tiện mở và đóng kín trở lại

Phân loại bao bì

3 loại theo cách ứng dụng.

  • Bao bì cấp 1: Là loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lon, chai nhựa, bao…
  • Bao bì cấp 2: là những bao bì đóng gói các bao bì cấp 1: thùng carton, hộp giấy , hộp quà tặng…
  • Bao bì cấp 3: là những container và những kiện lớn chứa bao bì cấp 2 : container…

Ngoài ra người ta còn phân ra làm 2 loại theo mục đích sử dụng: Bao bì vận chuyển & Bao bì tiêu thụ.

Tên viết tắt của vật liệu bao bì

Một vài tên viết tắt gồm một vài ký tự theo quy định đã được dùng rộng rãi để thay thế các tên phức tạp của các loại chất dẻo khác nhau:

  • PS = Polystyrene
  • OPS = Oriented Polystyrene
  • EPS = Expanded Polystyrene hoặc
  • Foamed Polystyrene
  • SAN = Styrene Acrylo Nitrile copolymer
  • ABS = Acrylonitrile
  • PE = Polyethylen
  • LDPE = Low Density Polyethylen
  • MDPE = Medium Density Polyethylen
  • HDPE = High Density Polyethylen
  • PET = Polyethylen Terephthalate (Polyester)
  • PP = Polypropylen
  • OPP = Oriented Polypropylen
  • Butadiene Styrene copolymer
  • PA = Polyamide (nylon)
  • PVC = Polyvinyl Chloride
  • EVA = Ethylene Vinyl Acetate
  • TPX = Polymethyl Pentene
  • CAB = Cellulose Asetate – Butyrate
  • EC = Ethyl Cellulose
  • PVDC = Polyvinylidene Chloride ( Saran)
  • PVA = Polyvinyl Acetate (PVAC)
  • PVAL = Polyvinyl Alcohol
  • CMC = Carboxymethyl Cellulose
  • CA = Cellulose Acetate

Phương pháp biểu diễn bề dày của màng nhựa

Màng mỏng là vật liệu có bề dày không vượt quá 0.025mm hay 0.001in. Nếu giá trị bề dày lớn hơn 0.025mm thì gọi là dạng tấm.

Tìm hiểu về một số loại màng thông dụng dùng trong in bao bì mà bạn nên biết phần 2

Diện lượng (Yield): diện tích màng có được của một đơn vị trọng lượng khi độ dày của màng là 1 mil (in2/ lb/0.001 in) hoặc m2/kg/0.0254mm.

Định lượng: màng nhựa cũng có thể được chỉ định bằng định lượng như giấy: g/m2. Mật độ: trọng lượng trên một đơn vị thể tích g/cm3
hoặc g/cc.

Tìm hiểu về một số loại màng thông dụng dùng trong in bao bì mà bạn nên biết phần 3

Trên đây là tìm hiểu về một số loại màng thông dụng dùng trong in bao bì mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sỡ hữu những sản phẩm in bao bì đẹp và chất lượng nhất!

Share.

About Author

Bình luận của bạn