Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa

0

Dòng chảy thị giác – Visual Flow là một thuật ngữ quen thuộc trong thiết kế đồ họa, trong lĩnh vực mỹ thuật thì từ Visual Movement (chuyển động thị giác) thường được sử dụng hơn. Hãy cùng  tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa với Inanminhquan.com nhé!

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 1

Dịch chuyển thị giác – Visual movement là cách sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc… tạo thành một đường tưởng tượng hướng mắt người xem đi từ điểm này tới điểm khác một cách có chủ đích. Visual movement là một trong những nguyên tắc của mỹ thuật, bên cạnh các nguyên tắc Tương phản, Cân bằng, Họa tiết, Nhịp điệu, Đồng nhất, Khác biệt, Tỉ lệ.

Visual Movement không chỉ là những dịch chuyển thị giác trong một tác phẩm mà còn cả những cách thể hiện khiến đối tượng có cảm giác đang dịch chuyển.

Sự dịch chuyển thị giác dựa trên thói quen, đặc tính của người xem, cùng với sự sắp xếp một cách có chủ đích của nhà thiết kế/ họa sĩ tạo nên một “dòng chảy thị giác” xuyên suốt tác phẩm.

Một số đặc điểm về thị giác dễ nhận biết như; hình mờ tạo cảm giác chuyển động, những thứ đặt trên cùng, bên trái sẽ được để ý đầu tiên, do thói quen đọc từ trái qua phải (nếu một dân tộc nào đó đọc từ phải qua trái thì những gì bên phải sẽ được chú ý đầu tiên).

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 2

Các đối tượng quay đầu qua bên phải có cảm giác đang tiếng lên, còn đối tượng quay đầu qua bên trái có cảm giác đi ngược lại.

Để áp dụng tốt “dịch chuyển thị giác” nhà thiết kế cần kết hợp với nguyên tắc Nhịp điệu (Nhịp điệu là sự sắp xếp trên, dưới, dày, thưa, nhanh, chậm có chủ đích của các yếu tố thiết kế).

Để dễ hiểu hơn, hãy cùng xem một số ví dụ

Andrea Mann

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 3

Người xem rất tự nhiên hướng ánh mắt vào chữ Andrea Mann, vì màu sắc nổi bật duy nhất và hình ảnh cô gái đang hướng mắt nhìn vào dòng chữ này.

Chevelle

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 4

Hình khối đặc của cánh rừng và những người ngoài hành tinh đang bước về phía chiếc đĩa bay, còn chiếc đĩa bay đặt bên phải.

Tất cả khiến mắt bạn sẽ dịch chuyển từ hướng cách rừng (khu vực tối đậm bên trái) và hướng qua bên phải, nơi có không gian rộng lớn, tất cả tạo nên một đường thị giác tốt.

Dropr

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 5

Dropr có thiết kế thật tuyệt vời, bạn chắc chắn sẽ hướng mắt mình đi theo những giọt mưa màu, sau đó mới nhìn những thư mục khác.

Webtalents

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 6

Một trang web sáng tạo vô cùng, bạn sẽ không thể rời mắt mình khỏi các nét đứt, chạy trên nền màu tối để xem các trang khác. Nhịp điệu lên xuống êm ái của các nét này khiến bạn thấy dễ chịu.

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 7

Trong tấm poster này bạn sẽ nhìn về vỏ lon gỉ sét và hướng của chiếc lon này giúp mắt bạn nhận ra thông điệp của poster.

Sắp xếp chủ động trong tấm poster khiến người đọc sẽ nhìn từ trên xuống dưới.

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 8

Một bài tập của sinh viên thiết kế nước ngoài về Visual Flow.

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 9

Sử dụng “dòng chảy thị giác” trong truyện tranh, giúp mắt người đọc nhìn thấy sự ổn định, xuyên suốt.

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 10

ƯCV nhìn nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng nhìn vào hồ sơ, tờ hồ sơ hướng về phía người nhân viên. Tất cả tạo nên một “dòng chảy” khép kín.

Cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa phần 11

Visual Movement trong tác phẩm của Da Vincii

Sau bài viết cùng tìm hiểu về khái niệm dòng chảy thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa mà chúng tôi trình bày trên đây thì hy vọng rằng các bạn có thể bổ sung thêm chút kiến thức đồ họa của mình đấy!

Share.

About Author

Bình luận của bạn